Ghe buồm
Xóm nhà Chồ < Câu chuyện xóm Chồ

(Hoài niệm về loại phương tiện đánh cá và chở nước mắm của làng chài xưa)

Câu chuyện hôm nay sẽ nói về phương tiện đánh bắt cá, chở nước mắm ngày ấy và bây giờ khác nhau như thế nào nhé.

Trong câu chuyện Bà Ngoại kể lại, ngày xưa ở làng chài này chỉ có một vài chiếc ghe buồm. Nhà nào khá giả mới đóng được ghe này vì lúc đó để đóng một chiếc ghe phải trả bằng vàng đó ( thời đó vàng rẻ hơn bây giờ nhiều).

⛵Ghe Buồm có chiều dài khoảng 12m – 14m, rộng khoảng 3m ,phân khung sườn và thân trên được làm bằng gỗ bằng lăng, phần bên dưới được đang bằng tre, dùng phân bò và dầu rái ( nhựa của một loại cây rừng) để làm kín và bảo vệ gỗ , tre khỏi sự bào mòn của nước biển. Ghe được thiết kế gọn nhẹ để có thể lướt trên sóng.

⛵Ghe hoạt động được nhờ sức gió khi căng các cánh buồm, nếu gặp gió thuận lợi chiếc ghe buồm có thể lướt nhanh trên sóng. Lúc không có gió thì các thuyền viên chèo tay. Nên người thuyền trưởng phải thông thạo và dự đoán được hướng gió để điều khiển ghe đi và về bến chính xác.

⛵Ghe Buồm mỗi chuyến đi chi có 3- 4 anh em trong làng chài tham gia, quãng đường đánh bắt gần bờ cách bờ khoảng vài chục hải lý, từ lúc tờ mờ sáng mọi người chuẩn bị lên thuyền đi ra khơi đến khoảng trời chiều ngả bóng thì thuyền về bến vì thời này cá nhiều, ít phương tiện đánh bắt, môi trường biển thuận lợi.

Qua thời gian do sự phát triển nhanh của xã hội, sự ô nhiễm và sự biến đổi của khí hậu làm cho sản lượng cá ngày càng giảm. Ngư dân phải đầu tư đóng thuyền lớn để đi xa bờ ( cách hàng trăm hải lý) để bắt được cá, đi cả tháng mới cập bến và tiêu tốn lượng dầu và chí phí cao. Hình ảnh những chiếc ghe buồm đã dần mất đi và chỉ còn trong ký ức của thế hệ ông bà tui.

☀Chồ phải công nhận rằng với sự cần cù, chịu khó với những phương tiện thô sơ người Ngư dân xưa đã biết tạo ra phương tiện đánh bắt và rất thông thạo các yếu tố tự nhiên của biển.
• Họ biết xem hướng gió, thời tiếc mưa nắng, gió lớn
• Mùa di chuyển của cá cơm để làm mắm, từng loại cá đánh bắt theo mùa
• Thủy triều lên xuống để đi thuyền
• Dự báo theo ngày có Trăng hay không có Trăng để biết cá tôm như thế nào
• Dựa vào những loài chim để biết sự thay đổi của thời tiết.
• Biết được mùa gió Nam, Bắc và mùa biển động để không ra khơi neo đậu ghe nơi an toàn…

☀☀ Không có những phương tiện dự báo hiện đại như thời nay ,chỉ bằng kinh nghiệm quan sát đúc kết qua hàng trăm năm về biển, người ngư dân xưa đã có thể sống và bám biển lâu dài. Quan trọng là ngư dân xưa biết sống nương tựa vào biển và nương tựa vào thiên nhiên.

Những câu chuyện Xóm Chồ đã đăng
SỰ KIÊN ĐỊNH VỚI NGHỀ
KINH NGHIỆM THỰC TẾ - yếu tố thứ 4 quan trọng của nghề làm mắm thủ công cổ truyền.
CÁI THÙNG GỖ YẾU TỐ QUAN TRỌNG THỨ 3 CỦA NGHỀ MẮM
ĐẶC ĐIỂM MUỐI BIỂN XÓM LỰA CHỌN ĐỂ LÀM NƯỚC MẮM
Cá Cơm Than, cái nhất của nghề làm mắm
Mùi thơm tự nhiên nhiên của nước mắm truyền thống tạo ra như thế nào?
Quy trình làm nước mắm
Ẩm thực: Bữa ăn trưa nhẹ nhàng
 
Hết hàng
65.000 đ