CÁI THÙNG GỖ YẾU TỐ QUAN TRỌNG THỨ 3 CỦA NGHỀ MẮM
Xóm nhà Chồ < Câu chuyện xóm Chồ

Trong phương pháp làm nước mắm cổ truyền thì phương pháp ủ chượp gài nén trong thùng gỗ là phương pháp được Xóm kế thừa. Hôm nay Xóm sẽ chia sẽ về chiếc thùng gỗ được làm như thế nào nhé.


🌿Ngày xưa, ở làng của Xóm sẽ có 1 đến 2 ông thợ làm nghề đóng thùng gỗ cho các nhà làm mắm.
🐟Thùng gỗ ngày đó được làm bằng loại gỗ bằng lăng lâu năm vì vùng đất Ninh Thuận này xưa là nơi cây bằng lăng phát triển nhiều, gỗ cây bằng lăng bền và chắc nên sẽ chịu được độ mặn tốt của muối trong mắm và cho ra sản phẩm nước mắm thơm ngon.
🐟Thùng có dáng hình trụ tròn được ghép bởi một kỹ thuật đặc biệt nhiều tấm gỗ có độ dày khoảng 5-6 mm, chiều dài từ 1,2 – 3 m, những tấm gỗ này được cưa ra và được bào nhẵn với kích thước phù hợp của người đặt làm.
🐟 Để làm kín những kẻ hở giữa những tấm gỗ người thợ sẽ dùng vỏ cây tràm đã phơi khô cũng mọc nhiều ở xứ này, thường công đoạn này người thợ phải thật tỉ mỉ vì nếu không tỉ mỉ thì khi thùng đưa vào ủ nước mắm sẽ dễ bị rò rỉ, bị chảy nước mắm không đạt.
🐟 Bên ngoài thùng để dằn chặt các tấm gỗ, người thợ sẽ làm những vòng tròn lớn bằng tre hoặc đây mây già( hay có tên là cái Niền) trong rừng rất bền và chắc để giữ chặt các tấm gỗ. Tre sau khi đem về từ rừng, được sơ chế, chỉ lấy phần cật, người thợ sẽ bào thủ công thành từng sợi có đường kính khoảng 1cm, tiếp đến sẽ đem đi ngâm nước mặn để Tre không bị mối mọt.Sau thời gian ngâm các sợi tre được vớt lên để đan thành Niền. Người thợ dùng khỏang 15 – 20 sợi dây tre để đan lại với nhau thành vòng tròn bằng đường kính ngoài của miệng thùng, kỹ thuật đan Niền rất khéo léo nên các chỗ nối được giấu kỹ nên Niền nhìn liên tục như có 1 sợi tre dài gần mấy trăm mét để đan ra. Người thợ  sẽ sử dụng từ 8 – 10 cái niền tùy vào độ lớn của thùng dằn thùng.
" Trong ký ức tuổi thơ của Chồ ở công đoạn này “ là một người thợ cả sẽ cầm một cái vồ hay gọi là cái búa vồ lớn bằng gỗ và người thợ phụ sẽ cầm một cái chạm, họ cứ đi xung quanh cái thùng gỗ vừa chạm vừa đập để nén chặt, niềng chặt cái vòng vào thân thùng”. Cứ thế 8-10 cái niềng được đóng chặt vào thùng đây là công đoạn mất nhiều sức khi làm thùng".
🐟 Đáy thùng là phần chịu trọng lượng nặng nhất nên các tấm gỗ sẽ có độ dày hơn và chắc hơn, chúng được ghép lại với nhau bằng phương pháp ghép mộng đặc biệt và dùng những chiếc đinh cũng bằng gỗ để nối các tấm gỗ lại với nhau thành hình tròn.
🐟 Sau khi hoàn tất ghép đáy thùng người thợ sẽ dùng dầu Rái ( hoặc nhựa mít) trộn với bột chai ( được làm từ vỏ trai nghiền chất để chống thấm, chống chảy) và thanh sắt có đầu dẹp nung nóng, dùng bột chai đã làm mềm trét lên những kẻ hở giữa đáy và các thanh gỗ đứng với nhau sau đó dùng thanh sắt đốt nóng lỳ lên để bột chai chảy ra và bám chặt vào gỗ.Công đoạn này rất tỉ mỉ và đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm để thùng làm ra ko bị chảy.
🐟 Công đoạn cuối cùng là dùng dầu Rái ( Nhựa từ cây dầu) quét lên để bảo vệ gỗ, chống thấm làm liền các kẻ giữa các tấm ván xung quanh và với đáy thùng tránh hư hỏng.
🐟 Người thợ sẽ kiểm tra lần cuối về chất lượng thùng và độ kín của thùng bằng việc cho nước vào ngâm vài ngày và quan sát.
🐟 Thời gian từ lúc chọn gỗ cho đến khi làm xong 1 cái thùng mất gần 1 tháng mới xong và nhà thùng ( nhà làm nước mắm) phải đặt hàng cho người thợ trước cả tháng để người thợ tìm kiếm và chọn nguyên liệu để làm.
🌿 Nghề đóng thùng gỗ ngày xưa cũng là nghề gia truyền rất thịnh hành có những gia đình làm nghề này và truyền cho con cháu của họ để tiếp nối. Ngày này, khi nghề làm nước mắm cổ truyền cũng giảm dần ở các vùng, bên cạnh gỗ rừng cũng đã cạn, giá tiền để đóng 1 cái thùng gỗ lớn phải mất chi phí cao từ 50 - 60 triệu một cái và người làm nghề đóng thùng cũng không còn nữa. Vì thế hiện nay người ta chuyển qua làm bể muối mắm bằng xi măng, bồn nhựa thể tích lớn.
#thunggolammam
#nuocmamnhicacomthan
#xomnhacho
Face: XÓM NHÀ CHỒ
mail: xomnhacho@gmail.com
điện thoại: 0908264285 -0334701211
P/s: hình ảnh đầu có sưu tầm trên internet

Những câu chuyện Xóm Chồ đã đăng
SỰ KIÊN ĐỊNH VỚI NGHỀ
KINH NGHIỆM THỰC TẾ - yếu tố thứ 4 quan trọng của nghề làm mắm thủ công cổ truyền.
ĐẶC ĐIỂM MUỐI BIỂN XÓM LỰA CHỌN ĐỂ LÀM NƯỚC MẮM
Cá Cơm Than, cái nhất của nghề làm mắm
Mùi thơm tự nhiên nhiên của nước mắm truyền thống tạo ra như thế nào?
Quy trình làm nước mắm
Ghe buồm
Ẩm thực: Bữa ăn trưa nhẹ nhàng
 
Hết hàng
65.000 đ